Công thức
Thời gian chuẩn bị: phút – Thời gian đun nấu: phút
1, Mẹ nên ăn gì để có sữa nhiều cho con bú
- Sau khi sinh con và 6 tháng đầu cho con bú, người mẹ cần một lượng calo cao hơn mức bình thường.Thức ăn cần tăng thêm khoảng ¼ so với các bữa ăn hàng ngày. Nếu trong bữa ăn hàng ngày cần bảo đảm khoảng 2.000 kcal thì vào thời gian này cần bảo đảm khoảng 2.500 – 2.500 kcal.
- Lượng mỡ dự trữ trong cơ thể người mẹ ở thời kỳ mang thai chỉ có thể cung cấp khoảng 25 – 30% năng lượng mỗi ngày, còn khoảng 70 – 75% năng lượng cần được bổ sung bằng thực phẩm trong các bữa ăn hàng ngày.
- Cũng như trong thời gian mang thai, ở giai đoạn này, cơ thể người mẹ cần được cung cấp đầy đủ năng lượng, chất đạm có trong động vật như thịt, trứng, cá, sữa và thực vật như đậu nành, đậu xanh, mè đen, đậu phộng… Một số món ăn truyền thống giúp tăng tiết sữa là móng giò hầm với đậu đen; gà ác hầm thuốc bắc; rau lang nấu với thịt bò; cháo ếch nấu đậu xanh; cơm nếp thịt gà.
- Sau khi sinh, người mẹ thường ít vận động, chế độ ăn lại giàu chất đạm nên cần tăng cường nguồn rau tươi hoa quả để chống táo bón, điều hòa tiêu hóa và bài tiết.
- Người mẹ cũng nên chú ý tới lượng nước uống hàng ngày, ít nhất từ 1,5 – 2 lít kể cả nước trong thức ăn, sữa, nước canh hầm, nước trái cây.
Để đảm bảo lượng calo cần thiết mỗi ngày và nguồn sữa mẹ luôn dồi dào, nên có chế độ ăn khoa học như sau:
+ Bữa sáng: Nên ăn những thức ăn bổ dưỡng như: thịt, cá, trứng, hoặc sữa, bơ, phô mai…
+ Bữa trưa: Ăn nhẹ nhưng cân bằng gồm sữa chua, trái cây, rau trộn hoặc trứng…
+ Bữa chiều: Bữa ăn giàu chất dinh dưỡng với các món ăn mẹ thích như cháo, súp…
+ Bữa tối: Có thể ăn trái cây, uống sinh tố hoặc sữa và ăn nhẹ
2, Những thực phẩm người mẹ không nên ăn sau khi sinh
- Dùng các chất kích thích như: rượu bia, cà phê, trà đặc, thuốc lá… Bởi chúng ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe của bé, đặc biệt là hệ thần kinh của trẻ.
- Mẹ cũng nên hạn chế ăn các loại gia vị, chỉ nên ăn thật ít. Ăn nhiều gia vị như hành tỏi, tiêu, ớt có thể khiến cho sữa có mùi khó chịu làm bé dễ bỏ bú và ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của bé.
Điều quan trọng là mẹ không nên bỏ một bữa ăn nào vì cơ thể cần nguồn năng lượng liên tục. Nhịn đói sẽ chỉ làm mẹ thêm mệt mỏi, ảnh hưởng tới nguồn sữa và mọi hoạt động mà việc ăn bù vào bữa sau sẽ không thể mang lại hiệu quả như mong muốn.
(Nguồn: ST)