TẦM QUAN TRỌNG CỦA I-ỐT VỚI MẸ BẦU VÀ THAI NHI
Babymoov app Free download Continue on the website

26 / 08 / 2016

đăng bởi Admin

TẦM QUAN TRỌNG CỦA I-ỐT VỚI MẸ BẦU VÀ THAI NHI

Giá trị dinh dưỡng

TẦM QUAN TRỌNG CỦA I-ỐT VỚI MẸ BẦU VÀ THAI NHI

Trong tòa tháp dinh dưỡng, i-ốt tuy đóng một vị trí nhỏ nhưng là khoáng chất cực kỳ quan trọng không thể thiếu. Mẹ bầu đã biết cách bổ sung đúng và đủ loại khoáng chất này chưa?

Công thức

Thời gian chuẩn bị: phút – Thời gian đun nấu: phút

1.  I-ốt là gì?

I-ốt là một nguyên tố vi lượng có trong cơ thể với một lượng rất nhỏ nhưng nếu thiếu i-ốt trẻ sẽ dễ mắc phải các bệnh lý vô cùng nguy hiểm. Vì i-ốt có khả năng điều chỉnh nội tiết tố, đặc biệt hỗ trợ cho tuyến giáp thực hiện chức năng của mình trong quá trình trao đổi chất, trong cơ thể người chỉ có khoảng 15–23mg 
 

2. Vai trò của i-ốt trong thai kỳ

Bộ phận trước cổ có một tổ chức nội tiết giống như hình bướu gọi là tuyến giáp trạng. Các chất trong tuyến giáp trạng chính được phân tiết không ngừng, từ đó nó có công năng thúc đẩy sự thay thế, chuyển hóa và sinh trưởng của cơ thể con người. Nếu bạn thiếu i-ốt lâu ngày sẽ dẫn tới sự phân tiết không đều các chất trong tuyến giáp trạng, do đó tuyến giáp trạng sẽ dần dần sưng to, làm cho cổ to ra mà người ta thường gọi là “bệnh bướu cổ”…
Ở thời kỳ phôi thai đang lớn, tuyến giáp trạng có tác dụng quan trọng đối với sự phát triển của tế bào não và có ảnh hưởng trực tiếp đến sự tổ chức não và thần kinh của thai nhi, nhất là lúc phôi thai đang ở giai đoạn từ 3- 5 tháng, sự phân hóa của tổ chức thần kinh rất mạnh.
Trong giai đoạn này mà người mẹ thiếu iot sẽ làm cho tuyến giáp của thai nhi phát triển không đầy đủ dẫn đến chức năng tuyến giáp trạng giảm sút gây ra các hiện tượng như tuyến giáp trạng phù, thai lưu, sẩy thai, dị tật bẩm sinh, câm điếc,… Ngoài ra còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển trí lực, sau này ra đời trẻ có thể bị đần độn.
 

3. Bổ sung iot như thế nào?
 

Nhu cầu i-ốt là 150 mcg/ngày đối với người trưởng thành và phụ nữ có thai, 200 mcg/ngày cho bà mẹ nuôi con bú. Một liều lên tới 1.000 mcg/ngày có thể coi là an toàn. Nguồn gốc i-ốt mà cơ thể cần dùng chủ yếu là từ trong các thức ăn, uống hàng ngày.
Phụ nữ mang thai nên ăn nhiều các thực phẩm có hàm lượng i-ốt cao có nhiều trong đồ biển như muối biển, hải đới, rau tảo, sứa, ngao sò, sữa chua, trứng… trong đó hàm lượng i-ốt trong hải đới là cao nhất. Mỗi kg hải đới có chứa từ 1000-2000 mg (loại khô).
Nếu phụ nữ có thai mà thường xuyên ăn hải đới, rau tảo cao thì có thể phòng tránh được tình trạng thiếu i-ốt có lợi cho sự phát triển, sinh trưởng của thai nhi và phòng tránh chứng bệnh đần độn bẩm sinh.
 

4. Thực phẩm giàu i-ốt

Sau khi đã “nắm rõ” tầm quan trọng của i-ốt đối với thiên thần nhỏ, các mẹ bỉm sữa  tìm hiểu những thực phẩm giàu i-ốt nhé!
-Trứng gà: 0.097mg/100g
-Tảo bẹ: 1mg/100g
-Tảo khô: 1.8mg/100g
-Rau chân vịt: 0.164mg/100g
-Rau cần: 0.16mg/100g
-Cá biển: 0.08mg/100g
-Muối ăn: 7.6mg/100g
-Cải thảo: 0.098mg/100g

Lưu ý: Do I-ốt là chất dễ bay hơi nên cần chú ý cách bảo quản, chế biến để giảm sự hao hụt xuống mức thấp nhất.

(Nguồn:ST)

 

Mẹo nhỏ cho mẹ!

Sáng tạo!