HƯỚNG DẪN CHẾ ĐỘ ĂN DẶM KHOA HỌC CHO BÉ (PHẦN 1)
Babymoov app Free download Continue on the website

02 / 08 / 2016

đăng bởi Admin

HƯỚNG DẪN CHẾ ĐỘ ĂN DẶM KHOA HỌC CHO BÉ (PHẦN 1)

Chế độ theo đối tượng

HƯỚNG DẪN CHẾ ĐỘ ĂN DẶM KHOA HỌC CHO BÉ (PHẦN 1)

Giai đoạn ăn dặm là một trong những mốc thời gian rất quan trọng với bé.Bài viết dưới đây sẽ cũng cấp những thông tin cơ bản cũng như một số lưu ý cần thiết về quá trình ăn dặm để giúp bé phát triển một cách toàn diện nhất trong giai đoạn này.

Công thức

Thời gian chuẩn bị: phút – Thời gian đun nấu: phút

I, Tại sao không nên cho bé ăn dặm sớm?
Những lý do không nên cho em bé ăn dặm sớm là:
 

1.    Hệ tiêu hóa của bé chưa sẵn sàng: Hệ tiêu hóa của bé chưa hoàn thiện, không tiết ra đủ chất nhầy, dịch tiêu hóa, enzyme để tiêu hóa hết những thực phẩm mà bạn cho bé ăn.
 

2.    Khả năng tiêu hóa chưa tốt: Hệ tiêu hóa của bé không đủ sức phân cắt hết protein, tinh bột thành các mảnh nhỏ để sử dụng.
 

3.    Bé dễ bị sặc, nghẹn: Khi thực phẩm đặc, lưỡi chưa đẩy được thực phẩm vào đúng đường tiêu hóa.
 

4.    Thiếu nhiều vi chất dinh dưỡng: Khi ăn dặm sớm, lượng sữa mẹ nạp vào giảm sẽ khiến bé bị thiếu nhiều dưỡng chất.
 

5.    Dễ nhiễm bệnh đường hô hấp: Khi ăn dặm sớm, bé tiếp xúc với vi khuẩn gây bệnh sẽ gây ho, sốt, nhiễm cúm và viêm đường hô hấp trên.
 

6.    Dễ ăn quá đà: Do còn quá nhỏ nên bé chưa biết từ chối ăn dẫn đến việc ăn quá no gây khó thở, nôn, trào ngược, viêm thực quản.
 

7.    Rối loạn tiêu hóa: Thức ăn khó tiêu hơn sữa mẹ và có thể chứa vi khuẩn gây bệnh nên làm bé bị rối loạn tiêu hóa.
 

8.    Tổn thương dạ dày: Nếu cho ăn dặm sớm, khi dạ dày co bóp, thực phẩm đặc có kết cấu hoàn toàn khác sữa sẽ cọ xát vào thành dạ dày và gây tổn thương.
 

9.    Bé chậm lớn: Bé không thể hấp thụ dinh dưỡng triệt để từ thức ăn nên sẽ bị thiếu dưỡng chất. Cùng với việc dễ mắc bệnh khiến trẻ chậm lớn.
 

10.    Bệnh lý tương lai: Việc ăn dặm sớm có thể sẽ khiến bé mắc phải một số bệnh lý về sau như chàm eczema, hen, dị ứng thực phẩm, đái tháo đường, thừa cân béo phì và cao huyết áp…

 

II, Vậy khi nào thì bắt đầu cho bé tập ăn dặm?

 

Theo Tổ chức Y tế Thế Giới WHO, thời điểm thích hợp bắt đầu cho bé tập ăn dặm là từ 6 tháng tuổi trở lên kết hợp với bú sữa mẹ. Tuy nhiên vì hệ tiêu hóa của bé lúc 6 tháng tuổi vẫn chưa hoàn thiện nên thức ăn dặm phải dễ tiêu hóa, dễ hấp thu và cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết đảm bảo bé phát triển toàn diện trong những năm tháng tiếp theo của cuộc đời. Thực phẩm phù hợp cho bé trong giai đoạn tập ăn này thường là các loại ngũ cốc phổ biến như lúa mì, gạo, các loại củ quả trái cây giàu carbonhydrate cùng với sữa. Đặc biệt, trẻ từ 6 tháng đến 5 tuổi có nguy cơ thiếu máu rất cao, vì vậy thức ăn của bé nên có đầy đủ vi chất dinh dưỡng, đặc biệt là sắt để giúp bé phát triển tốt cân nặng, chiều cao, sức đề kháng và trí tuệ. Ăn dặm sớm hoặc muộn đều làm tăng nguy cơ thiếu máu thiếu sắt ở trẻ. Các mẹ lưu ý:
   

Với bé từ 6-8 tháng tuổi: Cho bé ăn từ 2-3 lần/ngày. Thức ăn mềm, mịn, dễ tiêu hóa.

Với bé từ 9-11 tháng tuổi: Cho bé ăn tăng lên từ 3-4 lần/ngày. Thức ăn mềm và hơi lợn cợn để bé tập nhai.
Với bé từ 12-24 tháng tuổi: Ngày 3-4 bữa thức ăn mềm như cháo hoặc bột, có thức ăn băm nhỏ…

 

(còn tiếp)

Mẹo nhỏ cho mẹ!

Sáng tạo!